Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Bài viết: Câu chuyện về "những hòn đá cuội"





                                                          


Câu chuyện về “những hòn đá cuội” 


         Sinh thời, cha tôi thường nói với con: “Đến đâu cha cũng thấy vàng và tiền treo lơ lửng trước mặt, chỉ cần đưa tay hái bỏ vào túi”. Hồi còn học cấp một, tôi cứ tấm tắc khen cha mình giỏi thật, hẳn cụ có phép thần. Lớn lên vào cấp hai, cấp ba, tôi hỏi cụ lý do của biệt tài ấy. Cụ nói: “Mỗi một địa phương trời cho một đặc điểm, một thế mạnh. Nếu nhận ra và biết khai thác chúng, ắt có tiền”. Lên đại học, làm quen với công việc nghiên cứu, tôi lại hỏi cụ những kinh nghiệm đúc kết được. Cụ nói: “Chung quy, một quá trình tư duy có 4 công đoạn: “điều, phân, tổng, phổ” (điều tra, phân tích, tổng kết, phổ biến)”. 
       Ra trường, Khi làm những công việc hệ trọng, tôi thường tuân thủ 4 giai đoạn: Ban đầu là sự chỉ dẫn có tính bản năng rằng điều này có nên làm hay không. Thứ hai, phán đoán các tình huống khó khăn. Thứ ba, phân tích các mặt được. Cuối cùng, lắng nghe sự mách bảo của chữ “Tâm”.
       Có 1 lần tôi được nghe một chuyên gia kinh tế kể 1 câu chuyện về “Những hòn đá cuội”: ông muốn nói với các doanh nhân cách sử dụng quỹ thời gian sao cho có hiệu quả. Ông lần lượt xếp những hòn đá cuội vào chiếc bình thủy tinh cho tới khi không xếp thêm được nữa, rồi hỏi mọi người: “Lọ đã đầy chưa?”. Không có lời đáp. Ông lấy một túi sỏi đổ từ từ vào bình. Khi nhiều hòn sỏi đã len vào các khoảng trống, ông hỏi tiếp: “Cái lọ đã đầy chưa?”. Ai đó trả lời: “Chưa!”.
       Ông gật đầu và lấy ra một túi cát đổ vào lọ, những hạt cát li ti nhanh chóng chen đầy những khoảng trống giữa cuội và sỏi. Một lần nữa ông hỏi: “Cái lọ đã đầy chưa?”. “Chưa” - nhiều người cùng đáp. “Tốt” - ông lại gật đầu và lấy ra một chai nước đổ vào lọ cho đến khi lọ đầy. Ngước nhìn mọi người, ông mỉm cười và hỏi: “Việc tôi cho các vật liệu ấy lần lượt vào lọ có ý nghĩa gì nào?”. Một doanh nhân đáp: “Hẳn có nghĩa kế hoạch của ta dù sít sao, nếu khéo sắp xếp vẫn làm thêm được nữa”. Ông lắc đầu: “Chưa hẳn vậy! Cái chính là nếu ta không đặt những hòn cuội vào lọ trước, thì sẽ không bao giờ nhét chúng vào được”. Ông nhấn giọng: “Điều gì là những hòn đá cuội trong cuộc đời ta? Rất có thể là học vấn, sức khỏe, một dự án, một hoài bão... Ta sẽ xử lý chúng ra sao? Phải nhớ đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, nếu không, chúng sẽ vĩnh viễn mất chỗ”.
       Thời gian trôi thật nhanh. Mới ngày nào lẫm chẫm theo cha, nay tôi đã bước vào giai đoạn cuối cuộc đời. Soát xét lại những việc mình đã làm, tôi cảm thấy yên tâm. Tôi bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè, sách vở và những người đi trước đã giúp tôi nhận biết “tư duy bốn bước” và “những hòn đá cuội” của chính mình.
                                      








BIẾT ĐẾN BAO GIỜ CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN TÂN THÀNH MỚI CÓ MỘT NGÔI TRƯỜNG MỚI
----------------------------------------

Thưa quý vị và các bạn !
Hơn 600 em học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, hiện đang phải ngồi học trong những lớp học dột nát, có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Đó là lời cảnh báo của nhiều phụ huynh học sinh có con em đang theo học tại đây.
Không chỉ riêng năm học này, từ nhiều năm qua, bao thế hệ học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Phước Hòa đã phải chịu cảnh này. Các em phải ngồi học trong 1 lớp học mà trước đây là những dãy nhà cấp 4 của giáo xứ Lam Sơn, được xây dựng từ trước giải phóng năm 1975, đến nay đã hơn 30 năm, hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng.
Tại phòng học số 4, số 5, số 7… dãy A , nhiều viết nứt dọc ngang chằng chịt, trên tường, có viết nứt toác ra khoảng hơn 2 cm ở một bức tường phía sau lớp học và bên trên cửa ra vào… rất nguy hiểm. Những tấm tôn trên mái nha, trải qua hàng chục năm dầm mưa, dãi nắng , nay đã ngả sang màu nâu, hoen rỉ, thủng lỗ chỗ, chắc chắn sẽ không thể tránh được dột ướt mỗi khi trời đổ mưa. Những chiếc xà gồ gỗ mục nát, gác tạm bợ, bao quanh dây điện chằng chịt, có thể rơi xuống đầu các em bất cứ lúc nào… và không ai dám khẳng định rằng, sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu có  mưa bão lớn trong giờ các em đang ngồi học…
Lớp học còn như vậy, nói gì đến chỗ chơi ?! Sân trường là một bãi đất trống, xung quanh được rào bằng dây thép gai. Khu vui chơi duy nhất của các em là mấy cây bàng, vì chỉ có ở đây các em mới tránh được nắng. Đó là chưa kể đến việc quản lý các em trong giờ ra chơi gặp rất nhiều khó khăn vì sân trường nằm ngay cạnh quốc lộ 51, đối diện với chợ Lam Sơn, xã Phước Hòa, với lưu lượng xe ô tô, xe máy và người qua lại rất đông. Chỉ cần lơ là một chút thôi, rất có thể tai nạn sẽ xảy ra đối với các em học sinh …
Nhiều người đã ví, những lớp học tạm bợ của Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Phước Hòa, như một chiếc áo cũ đã mục nát. Kinh phí sửa chữa 30 triệu đồng hàng năm cũng chỉ giải quyết chuyện vá víu tạm bợ. Và….vá chỗ này, rách chỗ kia là điều không tránh khỏi. Những hôm bị cắt điện, phòng học tối om, thiếu ánh sáng. Thầy cô và trò mồ hôi nhễ nhại, trông thật tội nghiệp.
Chứng kiến các cháu nhỏ Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai phải ngồi học trong điều kiện như thế này, chúng tôi không khỏi xót xa vì thương các cháu. Nhiều phụ huynh học sinh đã bức xúc bày tỏ suy nghĩ của mình:
                          ( Phỏng vấn các phụ huynh….)
          Không chỉ các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại  đây cũng bày tỏ những suy nghĩ trăn trở, lo lắng cho việc học hành của các em:
                        ( Phỏng vấn các cô giáo….)
          Trao đổi với phóng viên đài chúng tôi, cô Lê Thị Tám, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết:
                               (Phỏng vấn cô Lê Thị Tám….)

Thưa quý vị và các bạn!
Không biết đến bao giờ các em học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành mới có một ngôi trường mới… song trước mắt, những lớp học tạm bợ kiểu này, không thể đảm bảo an toàn cho các em trong giờ lên lớp, nhất là trong mùa mưa bão… và chắc chắn cũng không thể đảm bảo chất lượng học tập tốt./.

    
                                                             QUỐC THỊNH
                                                               













ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở BR – VT.


            Năm 2005 kết thúc, những người làm công tác y tế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vui mừng thấy sự nghiệp của mình, theo thời gian đang nhích dần về phía trước. Mục tiêu hiện đại hóa ngành y tế của tỉnh không phải là công việc của một vài năm, nhưng rõ ràng, hai năm qua, kể từ năm 2004 đến nay ngành y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã khẳng định những bước đi vững chắc trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, phát triển chuyên khoa sâu, ứng dụng kỹ thuật cao trong khám và điều trị bệnh .
            Đến nay, BR- VT đã phát triển được 6 chuyên khoa sâu, đó là: Phẫu thuật chấn thương sọ não, Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình,Phẫu thuật nội soi, hồi sức cấp cứu tim mạch và laser điều trị. Việc ứng dụng kỹ thuật cao kết hợp với kỹ thuật mới đã đem lại nhiều hiệu quả.
Điển hình trong số các ca mổ sử dụng kỹ thuật mới là ca phẫu thuật ghép bàn tay của bệnh viện Bà Rịa. 20 giờ ngày  20/ 09/ 2005, bệnh nhân Lê Hùng Ngọc Sang, 18 tuổi, trú tại ấp Trung Sơn, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, nhập viện trong tình trạng bàn tay bị đứt lìa. Các bác sĩ khoa ngoại bệnh viện Bà Rịa đã nhanh chóng triển khai mổ cấp cứu, vi phẫu nối động mạch quay, động mạch trụ, tĩnh mạch nền, khâu nối các gân, nối thần kinh, cố định xương đứt lìa vào cổ tay… Ca phẫu thuật đã thành công. Đến nay, bàn tay của bệnh nhân đã dần dần hồi phục.
            Ngày 21/ 11/ 2005, bệnh nhân Đặng Minh Tính, 24 tuổi, trú ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ bị tai nạn giao thông. Sau khi nhập viện, các bác sĩ bệnh viện Bà Rịa đã chuẩn đoán: bệnh nhân bị chấn thương sọ não, máu tụ ngoài màng cứng và trong não, có chỉ định mổ cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh cùng kíp mổ của bệnh viện Bà Rịa đã thực hiện. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt một mảnh sọ gửi ngân hàng mô tại thành phố Hồ Chí Minh để bảo quản chờ ghép. Sau ca mổ bệnh nhân đã dần dần ổn định và ngày 21 / 02 /2006, bệnh nhân được tiến hành ghép sọ trở lại và được ghép bằng chính mảnh sọ đó. Đây là ca mổ sử dụng kỹ thuật mới của bệnh viện Bà Rịa.
            Điển hình trong các ca phẫu thuật chấn thương sử dụng kỹ thuật mới là thay khớp háng. Mới đây, ngày 05 / 02 / 2006, bệnh nhân Lê Thị Thành 69 tuổi, số nhà ở 22/4 Thắng Nhì, phường 6, thành phố Vũng Tàu, nhập viện trong tình trạng không đi lại được, phải cáng. Sau khi chuẩn đoán và chụp X Quang, các bác sĩ bệnh viện Lê Lợi kết luận: bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi bên trái, có chỉ định thay khớp. Khó khăn đối với các bác sĩ thực hiện ca mổ này là bệnh nhân tiền sử bị bệnh tiểu đường. Ca mổ của bác sĩ Lê Tử Bình cùng kíp mổ thực hiện, dưới sự chuyển giao công nghệ của bệnh viện Chợ Rẫy và đã thực hiện thành công. Đây là ca mổ thay khớp háng đầu tiên tại Bà Rịa - Vùng Tàu sử dụng kỹ thuật mới.
            Ngày 19 / 02/ 2006, bệnh nhân Lê Thị Liên 74 tuổi, ở số nhà 484 / 32 / 38, đường 30 tháng 4, thành phố Vũng Tàu,  nhập viện do bị nang gan ung thư hóa. Ca mổ của bác sĩ Nguyễn Phi Ngọ và bác sĩ Bùi Trung Nam, bệnh viện Lê Lợi đã thực hiện thành công – cắt gan bên trái. Đây là ca mổ sử dụng kỹ thuật cao.
            Trên đây chỉ là một vài ca mổ điền hình tại bệnh viện Bà Rịa và bệnh viện Lê Lợi. Còn hàng trăm ca mổ khác, trong đó có rất nhiều ca mổ phức tạp được thực hiện thành công ở Bà Rịa - Vùng Tàu. Hai năm, kể từ năm 2004 đến nay, chỉ tính riêng ở bệnh viện Bà Rịa, đã thực hiện thành công 80 ca mổ bằng phương pháp Phaco, ứng dụng kỹ thuật cao. Mổ nội soi cắt ruột thừa, cắt túi mật, lấy sỏi đường mật, khâu thủng dạ dày, mổ thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng.
            Đặc điểm của các ca mổ nội soi kỹ thuật cao là rút ngắn thời gian mổ, bệnh nhân ít mất máu, vết mổ thẩm mỹ, ít đau và phục hồi nhanh… Chính vì vậy chi phí cho một ca phẫu thuật cũng giảm.
             Về phẫu thuật ngoại thần kinh, Bà Rịa - Vùng Tàu đã xử lý thành công những ca cấp cứu đặc biệt hiểm nghèo, như trường hợp bệnh nhân có thai tháng cuối bị vết thương sọ não nặng, bệnh nhân bị u não, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Đối với hồi sức cấp cứu sơ sinh, trước đây trong những trường hợp sinh thiếu tháng, thiếu cân, trẻ sơ sinh suy hô hấp đều phải chuyển lên tuyến trên thành phố Hồ Chí Minh để xử lý, nhưng đến nay, Bà Rịa - Vùng Tàu đã hoàn toàn xử lý được tất cả các trường hợp như vậy. Có trường hợp đặc biệt, sinh thiếu tháng, thai nhi mới 7 tháng tuổi, cân nặng 1,1kg, thế nhưng vẫn được xử lý nuôi dưỡng và phát triển tốt. Trong hai năm, riêng bệnh viện Bà Rịa đã xử lý trên 1 ngàn ca cấp cứu hồi sức sơ sinh. Ngoài ra, Bà Rịa - Vùng Tàu còn ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật cắt mổ trĩ bằng phương pháp longgo cải tiến, sử dụng khung cố định ngoài đối với các trường hợp gãy xương chậu, thực hiện phương pháp ghép da cho các trường hợp bị bỏng… đáng chú ý là phẫu thuật cắt hạch giao cảm qua nội soi lồng ngực trong điều trị đổ mồ hôi tay được thực hiện rất nhanh gọn và hiệu quả ở bệnh viện Lê Lợi thành phố Vũng Tàu, nhưng lại rất ít người biết đến.
            Hiện bệnh viện Bà Rịa đang tiếp tục đầu tư chuyên khoa phẫu thuật nội soi tai – mũi – họng, phẫu thuật nội soi khớp, lồng ngực. Cùng với phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, các bệnh viện của Bà Rịa - Vùng Tàu đã ứng dụng laser trong phục hồi chức năng, kết hợp với siêu âm, sóng ngắn, vi sóng. Sau các chấn thương đứt gân cơ, đứt dây thần kinh, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh mãn tính, cũng như điều trị hậu tai biến mạch máu não có di chứng, viêm khớp dạng thấp, phẫu thuật chuyển ghép da, phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng… đều mang lại kết quả tốt. Điển hình là bệnh nhân Nguyễn Thị Ngân 73 tuổi, ở 72 Lê Lai, bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, được bệnh viện Lê Lợi điều trị bằng laser kết hợp với từ trưòng, nay đã khỏi.
            Về hồi sức cấp cứu tim mạch, với trang bị các máy Monitoring, tình trạng mạch, huyết áp, điện tim, nhịp thở, nhiệt độ của bệnh nhân được theo dõi tốt hơn, giúp các y bác sĩ  phát hiện những biến đổi và can thiệp kịp thời. Đặc biệt, kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim là phương pháp cấp cứu tim mạch duy nhất có hiệu quả với các trường hợp rối loạn nhịp chậm nguy hiểm, không đáp ứng với thuốc và rất dễ gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Đến nay, BR- VT đã thực hiện được 30 ca đặt máy tạo nhịp tim, trong đó có 6 ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
            Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Ngân, quê ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, tạm trú ở 116, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thành phố Vũng Tàu là một ví dụ. Trước đó, chị Ngân bị rối loạn nhịp tim, ngất xỉu nhiều lần. Chị Ngân được bệnh viện Lê Lợi, cấp cứu và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
            Sử dụng kỹ thuật cao trong hồi sức cấp cứu tim mạch, có thể kể đến phương pháp sử dụng tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, giúp tái tưới máu có hiệu quả, giải quyết được nguyên nhân. Ngoài ra, tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Lê Lợi còn triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật chuẩn đoán tim mạch như: nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức, nghiệm pháp kích thích tim qua thực quản để chuẩn đoán các trường hợp bị rối loạn nhịp chậm, qua đó có chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hoặc điều trị những trường hợp rối loạn nhịp tim phức tạp, không đáp ứng với thuốc. Đồng thời giúp chuẩn đoán xác định những trường hợp rối loạn nhịp tim mà không ghi nhận được bằng phương pháp đo điện tâm đồ bình thường.
            Hiện đại hóa ngành y tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến, đòi hỏi trước tiên phải có trang thiết bị, kỹ thuật, máy móc hiện đại. Từ vị trí còn tụt hậu khá xa so với thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh bạn, đến nay, ngành y tế đã có những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, như: Máy xét nghiệm sinh hóa và huyết học tự động, máy siêu âm màu Doppler, máy nội soi chuẩn đoán, máy phẫu thuật nội soi điều trị, hệ thống xét nghiệm Elisa tầm soát chất lượng máu truyền, máy monitoring, CT- Scaner… Nhiều trang thiết bị đã phát huy hiệu qủa ngay từ khi mới đưa vào sử dụng như máy CT- Scaner giúp các bệnh viện ở BR –VT giảm tỷ lệ tử vong trong nhiều trường hợp chấn thương sọ não.
             Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh BR –VT còn được trang bị máy đo mật độ xương để kiểm tra phát hiện bệnh loãng xương cũng như khắc phục bệnh gãy xương. Trang bị máy chụp nhũ ảnh để kiểm tra phát hiện bệnh ung thư vú. Đây, là những thiết bị rất hiện đại, sử dụng kỹ thuật cao mà không phải tỉnh, thành nào cũng có. Không chỉ vậy, sắp tới Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh còn tiếp tục triển khai thành lập phòng khám điều trị vô sinh sử dụng kỹ thuật cao. Việc đầu tư  mua sắm các trang thiết bị rất hiện đại phục vụ cho ngành y tế là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là yếu tố cần. Yếu tố đủ chính là con người. Con người ở đây là đội ngũ y, bác sĩ có tri thức khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tận tụy với công việc, có lương tâm và có trách nhiệm với nghề. Chưa hết, họ phải có nhiều năm lăn lộn với thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm. Điều đó có nghĩa là cần phải có thời gian.
            Ở một khía cạnh khác, muốn có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chuyên môn tay nghề cao, làm việc ở tỉnh BR –VT, cần phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và môi trường làm việc thuận lợi, từ đó giúp họ có điều kiện tái tạo sức lao động, phát huy hết khả năng sáng tạo, dồn thời gian, công sức, trí tuệ, cho chuyên môn. Vấn đề này liên quan đến cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có sự phối hợp tham gia giải quyết đồng bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành.
            Đầu tư phát triển chuyên khoa sâu, sử dụng kỹ thuật cao không chỉ là mục tiêu của riêng ngành y tế tỉnh BR- VT, mà nó còn là mục tiêu chung của tất cả các địa phương trong cả nước. Ngoài việc hiện đại hóa trang thiết bị y tế, xây dựng nguồn lực con người, một việc cần thiết phải làm, đó là tạo dựng niềm tin trong nhân dân, làm sao để người bệnh tin tưởng, tự tìm đến các cơ sở y tế tỉnh nhà ngay cả khi họ bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo. Tất nhiên sự thành công của mỗi ca mổ, kết quả điều trị tốt của mỗi bệnh nhân, tự thân nó đã nói lên sức sống, niềm tin và tầm vươn xa rộng trong cộng đồng xã hội. Song nó không thể có hiệu quả kinh tế cao nếu ngành y tế và các địa phương tỉnh BR- VT không chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền.
            Khó có thể tính toán một cách chính xác, chi li xem mỗi năm tỉnh BR- VT có bao nhiêu bệnh nhân được khám và điều trị khỏi bệnh. Chỉ biết rằng niềm vui của họ luôn gắn liền với công sức của các thầy thuốc, và đằng sau họ là niềm vui của gia đình, bạn bè, người  thân, dòng tộc. Biết bao tiếng gọi thân tình, lời nhắn gửi mộc mạc thấm đậm lòng biết ơn sâu sắc của các bệnh nhân được cứu sống từ tay thần chết. Họ đã coi các thầy thuốc như người mẹ thứ hai đã sinh ra mình.
            Những việc làm được là nhiều. Những việc chưa làm hết, còn có thiếu sót ở mặt này hay mặt khác cũng không ít. Sự nghiệp quản lý toàn ngành, việc đào tạo nhân lực, nguồn lực, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao y đức trong đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y tế trước mắt cũng như lâu dài… đang đặt ra bao thách thức trên bước đường đi tới.
            Nhanh và chính xác, bình tĩnh và chủ động, an toàn và hiệu quả, nhiệt tình và tâm huyết… Đó là mục tiêu mà các thầy thuốc ngành y tế tỉnh BR- VT hướng tới từ nay đến năm 2010, thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.

(Tạp chí sức khỏe BR – VT, số đặc biệt chào mừng Festival biển 2006, ra tháng 03 / 2006).






Xây dựng mô hình VAC để làm giàu
-------------------------------------------


Hắc Dịch là xã vùng sâu, kinh tế chưa phát triển. Song, với lợi thế đất rộng, nhiều hộ gia đình đã tận dụng ưu thế tự nhiên phát triển mô hình kinh tế V-A-C cải thiện kinh tế gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Hộ anh Nguyễn Thanh Phước, 37 tuổi, ở tổ 4, ấp Suối Nhum, xã Hắc Dịch có khu vườn rộng 1,7 ha. Với lợi thế đất rộng, anh Phước đã xây dựng một trang trại chăn nuôi có nhiều loại gia súc như: bò, heo, gà, nhím, 1 ao thả cá…ngoài ra anh còn trồng thêm một số cây ăn quả như bưởi, mít;  một số cây trồng ngắn ngày như ngô. Tuy không lớn nhưng trang trại này mang lại cho gia đình anh thu nhập ổn định với mỗi tháng 4 triệu đồng.
Anh Phước quê ở Bình Dương, tâm sự với chúng tôi anh cho biết: “Trước đây anh cũng đã từng làm nhiều nghề. Năm 2003, anh lập gia đình và mở đại lý cám, chăn nuôi gà và bò. Anh bỏ ra số vốn 4 trăm triệu mua 60 con bò về nuôi nhưng 2 lần  thất bại. Năm 2007, anh chuyển sang đầu tư heo rừng lai, nhím, và gà sao. Rút kinh nghiệm lần trước, anh  đầu tư ít một, và đầu tư nhiều loại gia súc, nếu hiệu quả anh tiếp tục phát triển thêm”.
Hiện giờ riêng gia súc gia cầm, trang trại của anh Phước  có 8 con heo nái, trong đó có 4 con heo trắng, 4 nái rừng lai, và 1 con đực phối giống, 7 con heo con; 30 con gà sao, 3 con bò, 1 cặp nhím và trên 3 chục con gà, vịt. Anh Phước tâm sự, hiện giờ anh đang thử nghiệm để phát triển nuôi thêm  gà sao bởi những ưu điểm: đồng vốn bỏ ra ít (khoảng 200 ngàn đồng/con), dễ nuôi, thu lời cao. Anh cho biết, hiện giờ gà sao có giá khoảng 150-170 ngàn đồng/kg, thịt thơm, ngon và rất hiếm nên được các nhà hàng ưu chuộng. Nói về kinh nghiệm chăn nuôi của mình, anh Phước cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

Anh Phước cho biết, lợi thế mô hình VAC là anh có thể tận dụng chất thải của gia súc để bón cây, sử dụng một số loại cây trong vườn để làm thức ăn cho gia súc và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Với diện tích vườn 6,7 ha hộ anh Võ Văn Minh, 44 tuổi, ấp 5, xã Hắc Dịch cũng đang đầu tư mô hình kinh tế VAC. Không chỉ với mục đích thoát nghèo mà anh Minh đang có ước mơ làm giàu với mô hình của mình. Hiện tại, anh Minh có 5 hồ nước với diện tích ao hồ hơn 1 ha đang nuôi cá, ba ba, lươn…Ngoài ra anh còn nuôi thêm 42 con bò, 30m2 trùn quế, và 6000m2 trồng đu đủ và rau sạch…
Anh Minh cho biết: anh đầu tư mô hình này từ năm 2004, nhưng dự tính tháng 8 tới mới chuẩn bị thu hoạch thu khoảng hơn 10 tấn cá bóng đầu tiên. Năm 2008, khi cá chuẩn bị thu hoạch thì bị ngộc chết hết. Sau đó, thấy lợi nhuận kinh tế cao nên anh quyết định đầu tư nuôi thêm cá bóng. Nhưng theo anh, lợi nhuận nhất trong mô hình VAC của anh vẫn là nuôi trùn quế.  Việc nuôi trùn quế khá đơn giản, chỉ cần phân bò (đặc biệt phân bò sữa là tốt nhất) nên anh tận dụng nguồn phân bò của mình, và thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm để trùn phát triển. Anh tận dụng trùn quế để làm thức ăn cho cá hoặc phân nuôi trùn đã hoai  đem bón cây trồng, vừa phục vụ cho mô hình VAC của mình mà giá bán cũng khá cao. Giá 1 kg trùn hiện nay vào khoảng từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg.
Sinh ra và lớn lên tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2004, anh chuyển về xã  Hắc Dịch, huyện Tân Thành lập nghiệp. Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, thất thu nhiều. Sau một thời gian có thêm kinh nghiệm, anh đã vượt qua khó khăn. Hiện tại, anh đang giải quyết việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập bình quân 1,5-2 triệu đồng/tháng. Tuy mô hình VAC của anh Minh chưa thu hoạch nhưng có nhiều triển vọng.

Việc phát triển mô hình VAC để phát triển kinh tế gia đình của các hộ ở xã Hắc Dịch là một mô hình nông thôn phát triển bền vững.
Thanh Huyền






Một người thầy giàu lòng nhân ái
--------------------------------------------

Ấn tượng của tôi khi gặp thầy Lê Xuân Quang, hiệu trưởng trường THCS Phú Mỹ đó là một người từ tốn, điềm đạm nhưng lại rất cởi mở. Càng tiếp chuyện với thầy Quang, tôi mới thấy càng ấn tượng về một người thầy giáo không chỉ dạy giỏi mà còn đầy lòng nhân ái, yêu nghề.
Thầy Quang quê ở Quảng Nam. Năm 1976, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Huế, thầy Quang được phân công về dạy tại một trường cấp 2 ở xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quang Nam. Đó là một vùng quê nghèo, đời sống của nhân dân lúc mới giải phóng còn rất khó khăn. Thầy Quang cũng như nhiều đồng nghiệp khác sống trong một khu nhà tập thể xập xệ mái tranh vách đất, mưa nắng đều “ghé thăm”. Thời kì đó, cơm ăn không đủ no, mỗi bữa chỉ lưng bát cơm phải độn thêm khoai, sắn, nhiều lúc đứng trên bục giảng bụng đói cồn cào nhưng những  trang giáo án lên lớp của thầy Quang vẫn chứa đựng bao tâm huyết. Hằng đêm, bên ánh đèn dầu leo lét, thầy vẫn miệt mài, trăn trở tìm cách dạy thích hợp, dễ hiểu cho học sinh. Đứng trên bục giảng 2 năm thầy đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thầy quang tâm sự: “niềm vui lớn nhất lúc đó của thầy là học trò rất ngoan. Phụ huynh học sinh thì gần gũi, thân thiết và rất quý mến thầy cô. Dù cơm bữa đói bữa no nhưng được củ sắn, củ khoai nào ngon họ cũng đem đến biếu thầy cô”.
Năm 1987, thầy theo gia đình chuyển vào miền Nam công tác. Thầy xin về dạy Toán ở trường THCS Hắc Dịch. Năm đó, Hắc Dịch là một xã mới thành lập dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân ở đây còn nghèo nàn, lạc hậu. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học thiếu thốn trăm bề, trường học của thầy không có phòng làm việc, phải mượn tạm nhà của một người dân gần đó để nghỉ chân sau những tiết dạy. Nhà cách trường hơn 10 km, ngày 2 buổi  bất kể nắng hay mưa, Thầy Quang  cùng với chiếc xe đạp “cà tàng”  vượt qua 10 cây số để đến lớp.
Đã không ít đồng nghiệp của thầy không bám trụ nổi phải bỏ nghề nhưng với ý chí, nghị lực của bản thân và đặc biệt là lòng yêu nghề, thầy Quang vẫn quyết tâm đi theo con đường sự nghiệp mà mình đã chọn. Sau bao năm miệt mài bên trang giáo án, năm 2007, thầy được chuyển về làm hiệu trưởng tại trường THCS Phú Mỹ. Khi được hỏi về kỷ niệm sâu sắc khi đứng trên bục giảng, thầy Quang cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

Hơn 30 năm gắn bó với nghề dạy học, thầy Quang đã 2 lần được nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 lần nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và năm 1996, thầy được Bộ giáo dục tặng huy chương “vì sự nghiệp giáo dục”. Nhưng  đối với thầy Quang thành công mà thầy đạt được lớn nhất là những thế hệ học trò dưới sự chỉ dạy của thầy nay đã khôn lớn và rất thành đạt. Có người nay là Tiến sĩ du học ở ngoại quốc, có người là giám đốc một tập đoàn lớn  hay cũng có người thành đạt, giàu có nhất nhì tỉnh Quảng Nam nhưng mỗi khi có dịp gặp lại thầy họ vẫn vui mừng và rất quý mến thầy. Đó chính là nguồn động viên rất lớn hơn cả đối với thầy Quang.
Để có được sự quý mến từ học sinh,  ngoài sự tận tụy chỉ dạy từng học sinh, thầy Quang tâm sự “Những lúc học sinh không thuộc bài, thầy không vội vàng cho điểm kém ngay mà tìm hiểu nguyên nhân, thông cảm với những em có lý do chính đáng và hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, phải thường xuyên quan tâm, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em và động viên các em học tập”. Nói về kinh nghiệm dạy học của mình, Thầy Quang cho biết:
(Trích băng ghi âm…)

Trải qua những năm tháng khó khăn về kinh tế, nên thầy rất hiểu và đồng cảm với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm thầy đều vận động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học. Chỉ tính riêng năm 2009, thầy đã vận động được 11 triệu đồng giúp đỡ các em có thành tích xuất sắc trong học tập và những em học sinh nghèo.  Bản thân thầy cũng đã bỏ ra 120 triệu trao đến những em học sinh nghèo ở những trường: Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Phước Hòa-Những nơi mà thầy  đã từng gắn bó khi còn là giáo viên đứng trên bục giảng.
Không chỉ là một người thầy vị tha, giàu lòng nhân ái, thầy Quang còn là một người cha mẫu mực. Bên cạnh dạy dỗ con bằng tất cả tình thương, thầy còn rèn luyện cho mình cách nói chuẩn mực, hành động đúng đắn để các con làm gương. Hiện 4 người con trai của thầy đều học rất giỏi và thành đạt. Người con trai đầu đang làm chủ một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, con trai thứ 2  của thầy vừa tốt nghiệp đại học bách khoa đang công tác cho một công ty nước ngoài, người con trai thứ 3 đang du học tại Mỹ  và người con út cũng nhiều năm liền là học sinh giỏi của trường THCS Phan Châu Trinh.
Rời trường THCS Phú Mỹ, thầy Lê Xuân Quang tiễn tôi bằng một câu nói: Vì yêu nghề dạy học nên thầy cố gắng theo đuổi, càng cố gắng thì thành công tự đến.








“Đổi đời” từ chăn nuôi nhím
---------------------------------------------------

Chúng tôi đến thăm trang trại gia đình ông Nguyễn Quốc Tuấn, ở tổ 1, thôn Tân Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, trên 1 mẫu đất rẫy ông Tuấn chăn nuôi nhiều loại động vật như nhím, kỳ đà, gà, và cá.
Sau khi dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình, ông Tuấn cho biết: Quê ông ở Thanh Hóa, không chịu được cảnh đói khổ, năm 1986 ông đưa vợ con vào miền Nam lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Không có vốn liếng, nghề nghiệp cũng không, lúc đầu hai vợ chồng ông chỉ biết khai hoang và sống bằng nghề làm thuê làm mướn để nuôi 3 người con, kinh tế gia đình lúc bấy giờ rất khó khăn.
Năm 2003, ông nghe nói nhiều gia đình khá lên nhờ trồng cây trầm hương, ông cũng thử vận may nhưng không thành công. Do không phù hợp với thổ nhưỡng, trầm hương chậm lớn lại lâu cho thu nhập nên không giải quyết được kinh tế khó khăn trước mắt cho gia đình ông.  
Năm 2007, ông được đi tham quan nhiều mô hình chăn nuôi, đặc biệt  là một mô hình nuôi nhím ở thành phố Hồ Chí Minh, ông thấy nuôi nhím rất đơn giản và cho lợi nhuận cao, từ đó ông quyết định chuyển sang chăn nuôi. Ông bàn với vợ bán 3 mẫu đất khai hoang thêm 200 triệu vốn vay hỗ trợ của nhà nước, ông đầu tư vào mô hình chăn nuôi nhím và kỳ đà.
Hiện trang trại của ông có 14 cặp nhím, 50 con kỳ đà, để tận dụng khoảng đất trống ông xây dựng thêm 9 hồ cá với trọng lượng khoảng 5-6 tấn cá vừa làm nguồn thức ăn cho kỳ đà vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình, ngoài ra ông còn nuôi hơn 100 con gà thả vườn. Mỗi năm gia đình ông thu nhập bình quân từ 270-300 triệu đồng (chưa tính thu nhập từ kỳ đà), trong đó ông thấy lợi nhuận nhất từ nuôi nhím.
Qua thực tế, ông Tuấn nhận thấy nuôi nhím đơn giản mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Nhím ít bị dịch bệnh và có thể ăn tất cả các loại thức ăn như: rau, củ, quả, chuối, cơm thừa, cháo nguội..., do đó không mất nhiều công sức chăm sóc. Trung bình mỗi ngày, 1 cặp nhím ăn hết 1,5 kg chuối thì cũng chỉ mất khoảng 2 ngàn đồng. Tuy nhiên, do gia đình ông trồng 200 gốc đu đủ, 200 gốc chuối và nhiều loại rau xanh khác để phục vụ nhu cầu thức ăn của nhím nên chi phí cho thức ăn của nhím không đáng kể. Đặc biệt, việc xây dựng chuồng trại cũng không cần đầu tư tốn kém. Diện tích chuồng không cần thiết phải rộng lắm, trung bình 1m2/con. Chuồng nuôi nhím không cần ánh sáng trực tiếp, có mái che cao ráo tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8- 10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng xây gạch cao khoảng 50 cm và rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m. Phía sau có rãnh thoát nước. Hàng ngày dùng vòi phun nước để rửa chuồng không để thức ăn thừa, phân nhím trong chuồng.
Hỏi ông về giá cả và quy trình sinh sản của chúng, ông cho biết: Hiện 1 cặp nhím giống 3 tháng tuổi có giá bán 12 triệu đồng. Sau 1 năm nuôi, nhím cái mới bắt đầu sinh sản. Bước sang năm thứ hai nhím đẻ dày hơn, cứ 2 năm nhím cái sẽ đẻ 5 lần, thời gian mang thai của nhím là 3 tháng. Nếu giống tốt, chăm sóc đều thì mỗi lần nhím đẻ từ 2 đến 3 con.
Với mức độ sinh sản nhanh như vậy thì việc nuôi nhím làm kinh tế chẳng mấy chốc mà giàu. Nếu tính trung bình 1 cặp nhím trưởng thành cho thu nhập mỗi năm khoảng 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì cũng còn dư 15 triệu đồng.
Qua mấy năm chuyển sang chăn nuôi, kinh tế cho gia đình ông Tuấn đã khá lên, ông dành dụm và xây dựng  được 11 phòng trọ cho thuê. Không chỉ giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế cho gia đình, ông Tuấn còn muốn làm giàu từ mô hình nuôi nhím. Ông Tuấn  đang ấp ủ ước mơ mở rộng mô hình nuôi nhím của mình lên hơn trăm cặp nhím giống. Ông Tuấn tâm sự: “Do gia đình nuôi nhím thấy lợi nhuận nên đang muốn nhân rộng đàn nhím”. Nói về kinh nghiệm nuôi nhím, ông Tuấn cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

Hiện nay, trên thị trường nhím được coi là động vật quý hiếm, thịt nhím là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán khoảng 300.000đ/kg. Ngoài ra, các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. Vì vậy nhím không chỉ có giá trị cao mà còn rất dễ tiêu thụ, bà con nông dân không lo về vấn đề đầu ra.

Thanh Huyền









Một sinh viên nghèo vượt khó
-------------------------------------------------

Ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ vắng bóng một người cha-người trụ cột, vừa là điểm tựa vật chất lẫn tinh thần cho gia đình nhưng ở nơi đó đang có 4 chị em vẫn ngày ngày cắp sách đến trường và học rất giỏi. Đó là ngôi nhà của em Nguyễn Thị Thùy Vân, ở ấp Bến Đình, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành.
Đến thăm gia đình em, chúng tôi không khỏi bất ngờ, Vân là một cô bé xinh xắn, hiện đang là sinh viên năm thứ 2, khoa quản trị kinh doanh, trường đại học nông lâm thành  phố Hồ Chí Minh. Nhà có 5 chị em, Vân là con thứ 3 trong gia đình. Ngoài Vân, một người chị đầu của Vân cũng hiện đang là sinh viên năm cuối của trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh. Hai đứa em trai của Vân đang là học sinh cấp 3. Mặc dù kinh tế khó khăn, không có điều kiện học tập giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa, thế nhưng từ cấp 1 đến cấp 3, Vân luôn là “cây đinh” học tập xuất sắc của lớp, kết quả học tập của Vân đạt luôn đạt loại khá, giỏi. Năm 2008, Vân chọn thi vào trường đại học Nông Lâm thành  phố Hồ Chí Minh  và đậu ngay từ năm đầu tiên.
Tâm sự về hoàn cảnh gia đình mình, Vân cho biết: Hiện gia đình Vân thuộc diện hộ nghèo chuẩn quốc gia. Cuộc sống khó khăn ngay từ khi Vân còn là học sinh cấp 1,  ba mẹ Vân làm nghề đánh bắt cá, công việc vất vả và khá xa nhà nên ba mẹ Vân không thể chăm sóc  mấy chị em Vân, chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về, mấy  chị em ở nhà cui cút tự lo cho nhau. Sau đó, ba mẹ Vân làm ăn thua lỗ, cuộc sống triền miên trong khó khăn. Năm Vân học lớp 10, ba Vân phát bệnh và mất, để lại 5 chị em Vân  đang tuổi ăn học. Mẹ Vân một mình nuôi con ăn học. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, một người chị thứ 2 của Vân phải nghỉ học đi làm phụ mẹ nuôi các em ăn học.
Bản thân Vân và chị đầu cũng phải đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống sinh viên. Hàng ngày, ngoài giờ học trên lớp, Vân và chị đi bán vé xe buýt kiếm thêm tiền đóng học phí. Thế nhưng, kết quả học tập của Vân vẫn đạt loại khá trong năm học vừa rồi.
Có được thành tích này Vân cho biết, ngoài  sự cố gắng và nghị lực của bản thân, Vân còn có phương pháp học tập đúng cách  để  vừa tiết kiện được thời gian đi làm thêm mà vẫn đạt kết quả tốt trong học tập.  Nói về phương pháp học tập của mình Vân chia sẽ:

(Trích băng ghi âm…)

Khi được hỏi động lực để giúp em vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập? với nụ cười bẻn lẻn Vân tâm sự: Nhìn mẹ tần tảo nuôi Vân và các em ăn học, Vân muốn học thật giỏi để giúp đỡ mẹ nuôi các em. Hơn nữa, khi biết hoàn cảnh gia đình Vân rất khó khăn, nhiều cô chú đã giúp đỡ gia đình Vân vì vậy Vân không muốn phụ lòng mọi người.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn như thế, với sự nổ lực trong học tập cô bé Vân đang mang một ước mơ đáng trân trọng. Vân nói:
(Trích băng ghi âm…)

Thanh Huyền







Một cô giáo tâm huyết với nghề
-----------------------------------------

Cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt-giáo viên dạy môn Văn trường THCS Phú Mỹ đã có 21 năm công tác trong nghề sư phạm. 11 công tác tại trường THCS Phú Mỹ, cô đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp “trồng người”.
Cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt sinh ra và lớn lên  tại tỉnh Bình Thuận. Năm 1987, cô Nguyệt tốt nghiệp trường sư phạm 2 Thuận Hải và mang theo một ước mơ được cống hiến tài năng cho cho sự nghiệp giáo dục. Năm 1998, cô theo gia đình chuyển vào tỉnh Đồng Nai công tác. 2 năm dạy tại Đồng Nai là thời kì cô thấu hiểu hết những khó khăn, vất vả của đời thường. Chồng đi làm xa, một mình nuôi hai con nhỏ, nhà lại xa trường hơn 8 cây số. Một ngày phải dạy 3 ca đến tối mịt mới về đến nhà, thế nhưng, những khó khăn vất vả của đời thường ấy chẳng  làm cô nhụt chí mà cô lại ngày càng cảm thấy gắn bó và yêu nghề hơn. Cô tâm sự: “Thời gian dạy ở Đồng Nai đã cho cô nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và càng gắn bó với nghề. Cô yêu thích môi trường sư phạm bởi vì khi tiếp xúc với những học  sinh ngây thơ, trong sáng  cô cảm thấy như tâm hồn được trẻ lại”. Khi được hỏi về kỷ niệm sâu sắc đối với nghề dạy học, cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt xúc động nói:

(Trích băng ghi âm…)

Năm 1999, may mắn cô Nguyệt được chuyển về dạy tại trường THCS Phú Mỹ, trường vừa gần nhà, gia đình nhỏ của cô lại được đoàn tụ. Thế nhưng, một thực tế khiến cô không khỏi buồn lòng là học sinh lại không mặn mà với môn Văn. Trường mở lớp bồi dưỡng ôn thi học sinh giỏi Văn, cũng không mấy học sinh tham gia. Không nản chí, cô trăn trở bên những trang giáo án, tìm cách dạy sáng tạo, không máy móc, khô khan để tạo  hứng thú cho học sinh trong giờ Văn. Nói về phương pháp giảng dạy của mình, Cô Nguyệt cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

Với tinh thần trách nhiệm cao, lại giàu lòng yêu nghề và tình thương học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Thu Nguyệt đã nêu cao ý thức tự hoàn thiện bản thân, năm 2006-2007, cô tham gia lớp đại học sư phạm tại chức tại thị xã Bà Rịa để nâng cao trình độ, đem hết khả năng của mình tham gia vào sự nghiệp “trồng người”.
Từ ý chí, nghị lực, lòng yêu nghề, cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt đã vượt qua khó khăn và khẳng định được mình. 2 năm học liền từ năm 2002-2003; 2004-2005: cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, năm 2005-2006: cô đạt danh hiệu chiến sĩ thu đua cấp tỉnh; đến năm học 2006-2007: cô tiếp tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, lớp bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ngày càng đông học sinh tham gia, từ năm 2002 đến nay, đội ngũ học sinh giỏi Văn do cô giảng dạy liên tục dành được nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Những thành quả mà cô đạt được không chỉ là sự cố gắng, phấn đấu của bản thân, mà cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt còn rất tâm huyết với nghề giáo.
Thanh Huyền


















Một mô hình trồng mướp đạt hiệu quả
---------------------------------------------------------------
Loại cây dây leo như mướp đã quá quen thuộc với hầu hết gia đình ở nông thôn, nhưng ít ai nghĩ đến việc mở rộng diện tích mướp để tăng thu nhập, vì cho rằng chăm sóc và tiêu thụ khó, giá lại rẻ. Với gia đình anh Lê Bật Thành ở tổ 2, ấp Tân Lễ A, xã Châu Pha, huyện Tân Thành đã trồng mướp với diện tích rộng và đạt hiệu quả cao.
Vườn mướp của gia đình anh Lê Bật Thành trước đây là một ruộng lúa, nhưng năng suất thấp. Thấy trồng lúa không đạt hiệu quả anh Thành chuyển sang trồng táo và mãng cầu nhưng do thiếu kinh nghiệm lại đất trũng không phù hợp với các loại cây trồng như táo và mãng cầu. Năm 1995, anh Thành cải tạo 2ngàn m2  chuyển sang trồng mướp. Sau một thời gian thấy trồng mướp có hiệu quả anh mở rộng diện tích trồng mướp lên 7 ngàn m2. Hiện nay, trên 7 ngàn m2 đất, anh trồng luân canh thêm bí xanh, khổ qua và hành . Một phần diện tích đất ruộng còn lại cải tạo thành ao nuôi cá, hiện tại anh đang thử nghiệm nuôi 1,5 tấn cá rô phi. Mướp  ngoài việc thu hoạch trái để bán, còn hoa, lá, cây đều có thể làm thức ăn cho cá. Theo anh Thành, so với cây trồng khác như bầu, bí thì mướp cho năng suất cao hơn,  năm được mùa, với diện tích 7 ngàn m2 anh có thể thu hoạch được khoảng 25 đến 30 tấn mướp, chi phí đầu tư lại thấp và kháng sâu bệnh tốt.
 Mướp rất nhanh cho thu hoạch, sau khi trồng được gần 1 tháng là bắt đầu cho thu hoạch trong thời gian hơn 2 tháng. Nói về kỹ thuật trồng mướp sai quả, anh Thành cho biết: Hạt chỉ lấy ở phần giữa những quả mướp già (bỏ phần đầu và đuôi), lấy xong đem đãi sạch, loại bỏ hạt lép (hạt nổi) rồi đem phơi kỹ từ 1 - 3 nắng, để nguội cho vào chai lọ, nút kín để nơi cao ráo, thoáng mát. Mướp ưa nơi đất ẩm, thoát nước. Thời vụ thích hợp để trồng mướp là vào tháng giêng, hai âm lịch,  nên chọn ngày nắng ấm để gieo hạt, hạt sẽ chóng mọc. Dùng phân hoai, phân mục đảo đều với đất, rồi gieo, gieo thành hàng hoặc thành hốc, mỗi hốc gieo từ 1 - 5 hạt, phủ đất nhẹ, cắm rào xung quanh tránh gà bới.
Đặc điểm của mướp là ưa ẩm nên  khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô. Khi cây mọc 20 - 30cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. Anh Thành cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

          Với giá bán tại vườn hiện là 2.500 đồng/kg, mỗi năm chỉ tính riêng thu nhập từ mướp, gia đình anh Thành cũng thu được 60-70 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí, còn lãi khoảng 40-50 triệu đồng.
Anh Thành đang có ý định nuôi thêm trùn quế để làm thức ăn cho cá và lấy phân trùn quế để bón mướp. Với ý định đó, vườn mướp anh Thành đang có triển vọng tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Thanh Huyền







Một mô hình trồng mít hiệu quả ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
-----------------------------------------

Vào thăm vườn mít của anh Nguyễn Thành Sơn, 47 tuổi, ở ấp 1, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, chúng tôi không khỏi trầm trồ bởi vườn mít của anh trĩu quả đang độ thu hoạch.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn mít, anh Sơn phấn khởi kể: “Nhiều người ở Bình Thuận cũng về đây tham khảo mô hình trồng mít của nhà tôi và các kỹ sư ở Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam Bộ cũng vào xin chiết ghép giống mít Viên Linh này”.
Khi được hỏi vì sao anh chọn giống mít Viên Linh này, anh Sơn cho biết: “Quê anh ở Tiền Giang, hồi ở quê anh cũng trồng nhiều cây ăn quả như cam sành, chôm chôm, bưởi long…nhưng giá cả bấp bênh, thu nhập không được bao nhiêu. Sau đó, anh tìm đến Cần Thơ, mua vài cây giống mít ruột đỏ về trồng thử nhưng không đạt. Qua tìm hiểu về các loại giống mít, anh được biết giống mít Viên Linh múi to, ít xơ, có vị ngọt thanh, cây ra trái quanh năm lại cho thu nhập cao nên anh quyết định bỏ ra 3 triệu đồng, đến vườn giống Đônnêphốt (tỉnh Đồng Nai) mua 200 gốc mít Viên linh về trồng. Trong thời gian cây mít còn nhỏ để tận dụng đất trống dưới gốc mít, nên anh trồng thêm cà tím”.
Giống mít Viên Linh có nguồn gốc từ Thái Lan , là giống cây dễ trồng, không kén đất và cho năng suất cao, giá cả ổn định. Vào mùa chính, giá mít trái giống Viên Linh bình quân từ 5 đến 6 ngàn đồng/ kg. Còn thời điểm trái vụ có giá bán khoảng 7 ngàn đồng/kg. Hiện tại với 200 cây mít ra trái quanh năm, thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh  Sơn từ 100 đến 120 triệu đồng (đã trừ chi phí), ngoài thu nhập từ cây mít, gia đình anh còn thu khoảng 30 triệu đồng  từ rau màu trồng xen canh với cây mít.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, “bí quyết” để giúp gia đình  anh Sơn sở hữu một vườn mít sai quả ở độ thu hoạch là ở khâu chăm bón. Do số lượng trái ra nhiều và dày đặc nên  anh phải thường xuyên kiểm tra, tỉa bớt trái, bởi có làm như vậy trái mít mới  mau lớn, khi mít bắt đầu ra trái gặp trời nắng hạn phải tưới nhiều nước, đặc biệt là không để mít chín trên cây sẽ làm cho mít khô cành và chết dần dần.
Hiện nay cây mít giống có giá bán khoảng 15 ngàn đồng một cây mua tại vườn ươm. Về kỹ thuật trồng mít tương đối đơn giản, chăm bón không cầu kỳ như những loại cây khác. Trước hết là khâu chọn giống. Cây phải đảm bảo đúng giống và phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép), bộ rễ phát triển mạnh, lá đang giai đoạn già, vết ghép tiếp hợp tốt. Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ. Khâu làm đất cũng quan trọng “Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất từ 30 đến 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao từ 40 đến 70cm. Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm”. Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục…” Về mật độ giữa các cây, nếu đất ít muốn trồng dày thì cây nọ cách cây kia 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha đất trồng khoảng 300 cây còn nếu có đất rộng muốn trồng thưa thì cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. Đất cằn cỗi nên trồng dày, đất tốt nên trồng thưa. Nếu trồng dày thì sản lượng sẽ tăng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt cây còi cọc là biện pháp tốt nhất nên áp dụng.
Để cây mít chóng ra trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm. Anh Sơn cho biết:

(Trích băng ghi âm…)
Giống mít Viên Linh có thể trồng được nhiều nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi cây trồng nên xem đây là mô hình kinh tế cần tham khảo, nghiên cứu, học hỏi để có thể áp dụng cho gia đình mình. Anh Sơn cho biết thêm:

(Trích băng ghi âm…)

Hiện nay trên thị trường, giống mít Viên Linh đang được ưa chuộng, và mít trái có thể xuất khẩu được. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, đầu ra cũng tương đối thuận tiện. Đây là một mô hình trồng cây ăn trái hiệu quả mới ở huyện Tân Thành.
Thanh Huyền








Dịch bệnh “Lở mồm long móng” đã xuất hiện trên địa bàn huyện Tân Thành
-------------------------------------

Thưa quý vị và các bạn!
Dịch bệnh “Lở mồm long móng” gia súc đã xuất hiện và có nguy cơ lan rộng trên địa bàn huyện Tân Thành. Điểm đầu tiên xuất hiện dịch là thôn Nam Hải, xã Tân Hải.
Theo báo cáo của cán bộ thú y xã thì dịch bệnh “Lở mồm long móng” được phát hiện vào ngày 14/9/2009 tại hộ ông  Mai Văn  Hảo-chăn nuôi bò, ngụ tại thôn Nam Hải, xã Tân Hải. Ngay sau khi dịch bệnh “Lở mồm long móng” ở bò xuất hiện, trạm thú y phối hợp với  chính quyền địa phương đến tại thôn Nam Hải để tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, 8 con bò đã phát bệnh tại 2 hộ chăn nuôi trên địa bàn thôn. Ngày 15/9/2009, Phòng chăn nuôi của chi cục thú y kết hợp với xã Tân Hải tiếp tục kiểm tra tại địa bàn này và phát hiện thêm 3 con bò của 2 hộ khác bị nhiễm dịch bệnh “Lở mồm long móng”. Đến  ngày 22/9/2009, nhận được tin báo có thêm 3 trường hợp mắc bệnh mới, ngay lập tức, Trạm thú y kết hợp với UBND xã Tân Hải xuống hiện trường kiểm tra và phát hiện thêm 3 con bò bị nhiễm bệnh. Như vậy, đến ngày 22/9/2009, tại thôn Nam Hải, xã Tân Hải đã có tổng số 15 con bò đã bị nhiễm dịch bệnh “Lở mồm long móng”.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do Ông Trương Tấn Trí (chủ bò thuê ông Mai VĂn Hảo chăn thả) thường xuyên mua bò không rõ nguồn gốc của thương lái về vỗ béo  để bán nhưng không khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Từ tháng 6/2009 đến đầu tháng 9/2009, ông Trí có mua về 8 con bò nhưng những con bò này lúc mới mua về ốm yếu, ăn uống kém và đi lại khó khăn. Trong số 8 con này có 2 con đã phát bệnh và lây lan cho bò của các hộ lân cận.
Ngay sau khi dịch bệnh “Lở mồm long móng” xuất hiện tại thôn Nam Hải, xã Tân Hải, chính quyền địa phương đã cử cán bộ thú y xuống vùng dịch, tổ chức phun xịt, tiêu độc khử trừng  mỗi ngày 1 lần ở các hộ chăn nuôi bò nhằm ngăn chặn tình trạng dịch bệnh lan trên diện rộng. Đến nay, trên địa bàn thôn đã tổ chức phun xịt sát trùng được 9 lần cho 7 hộ với tổng số đàn trâu bò gần 180 con. Ông Phạm Văn Tùy, cán bộ thú y xã Tân Hải nói:

(Trích băng ghi âm…)

Tại thôn Nam Hải, xã Tân Hải có khoảng 20 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó có 11 chăn nuôi trâu bò  với tổng đàn trâu bò khoảng 180 con, tổng đàn heo 300 con. Trước dịch bệnh “Lở mồm long móng”, người dân ở đây bày tỏ nỗi băn khoăn lo lắng:

(Trích băng ghi âm…)

Thưa quý vị và các bạn!
Dịch bệnh “Lở mồm long móng” đã xuất hiện trên địa bàn huyện Tân Thành và có nguy cơ lan rộng. Để công tác phòng chống dịch bệnh “Lở mồm long móng” có hiệu quả, yêu cầu các chủ hộ chăn nuôi, các hộ kinh doanh mua bán, vận chuyển và giết mổ gia súc, phải ý thức được  mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nhanh chóng báo ngay cho trạm thú y và chính quyền địa phương  khi phát hiện trên trâu bò có một số triệu chứng như: Trâu bò sốt 40-410C, bỏ ăn hoặc biếng ăn, chảy nhiều nước bọt, có biểu hiện đau chân …
Trong thời gian đang xảy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện Tân Thành, nhân dân tuyệt đối không được mua gia súc vùng dịch, nguy cơ xảy ra dịch hoặc không rõ nguồn gốc về nuôi. Ở những vùng chưa có dịch, các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề  kháng cho đàn gia súc. Chủ mua bán, giết mổ kinh doanh động vật và các sản phẩm động vật phải định kỳ tổ chức tiêu độc, khử trùng khu vực giết mổ, khu vực nuôi nhốt gia súc, tuân thủ các quy định pháp lệnh thú y. Việc mua bán giết mổ kinh doanh động vật và sản phẩm động vật phải có nguồn gốc rõ ràng, phải được kiểm dịch của cơ quan thú y, nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Nghiêm cấm các chủ thương lái vận chuyển gia súc từ những vùng có nguy cơ dịch bệnh cao sang các địa phương khác. Phải thực hiện tiêu độc sát trùng các phương tiện vận chuyển gia súc khi ra vào địa phương. Các trường hợp không khai báo dịch, bán chạy gia súc bệnh làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các trang trại, ngoài việc tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, phải thường xuyên tiêu độc sát trùng ít nhất 2 lần một tuần, sát trùng các phương tiện khi ra vào trại. Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các sản phẩm động vật đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua sản phẩm động vật nguồn gốc không rõ ràng để trách nguy cơ lây nhiễm bệnh, không ăn thịt trâu, bò hoặc heo chết.
Các xã trên địa bàn huyện cần tăng cường lực lượng kiểm tra dịch bệnh hàng ngày và kịp thời báo về cho cơ quan thú y, tiếp tục thực hiện việc kiểm tra thú sống, giấy kiểm dịch vận chuyển của các lò giết mổ gia súc tập trung, thực hiện việc sát trùng tiêu độc hàng ngày tại các lò giết mổ, tổ chức phun xịt sát trùng nhiều lần tại các vùng dịch và vùng xung quanh dịch.
Các địa phương phải chuẩn bị địa điểm để tiêu hủy các gia súc nhiễm bệnh chết. Trong quá trình đem đi tiêu hủy phải đảm bảo đúng quy trình, tránh lây lan bệnh và không gây ô nhiễm môi trường. Cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc bị bệnh cũng như phân rác chất thải chăn nuôi không theo quy định của thú y. TRạm kiểm dịch động vật phải phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, phân công người trực 24/24 giờ tại các chốt kiểm dịch trên quốc lộ 51 cũng như các trúc đường khác ra vào địa bàn. Tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện hiện nay cần cam kết thực hiện 4 không:
Không giấu dịch
Không mua gia súc bệnh
Không bán chạy trâu bò mắc bệnh
Không tự vận chuyển bò mắc bệnh ra khỏi vùng dịch
Công tác phòng chống dịch bệnh “Lở mồm long móng” ở gia súc là nhiệm vụ chung của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện. Vì vậy, để tránh thiệt hại cho người chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, yêu cầu các địa phương trong huyện nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh “Lở mồm long móng” và kêu gọi toàn thể nhân dân cùng tham gia chống dịch.
Thanh Huyền








Cựu chiến binh Đinh Nam Định, Thôn Tân Lễ A, xã Châu Pha, huyện Tân Thành với mô hình chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả kinh tế.
--------------------------------------------

Chiến tranh qua đi để lại trên người ông vết thương mất 60% sức lao động nhưng khi xuất ngũ trở về với đời thường, ông vẫn giữ phẩm chất xăng xáo của anh bộ đội, năng động trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình với mô hình chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả. Đó là cựu chiến binh  Đinh Nam Định, ở Thôn Tân Lễ A, xã Châu Pha, huyện Tân Thành.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Thanh Hóa, vừa tròn 19 tuổi ông nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ. Năm 1973, ông bị thương trong khi đang làm nhiệm vụ tại ở chiến trường khu 5. Năm 1975 ông rời quân ngũ trở về quê với chế độ thương binh loại 4. Suốt 10 năm phục vụ kháng chiến gian khổ, bị thương tật nhưng vẫn ông rất tự hào khi nhớ về kỷ niệm những ngày tháng năm xưa :

(Trích băng ghi âm…)

Hiện giờ, đã ngoài tuổi 60 nhưng ông vẫn xây dựng trang trại nuôi bò sữa với số lượng 31 con bò cái lấy sữa. Khi chúng tôi đến, ông Định đang lúi húi cho đàn bò ăn. Thấy chúng tôi, ông Định niềm nở nói “làm gì thì làm chứ đến giờ là phải cho ăn và vắt sữa, riêng vắt sữa là phải đúng giờ quy định và sữa vắt ra không được để quá 1 tiếng”. Thấy chúng tôi thắc mắc, ông Định giải thích: “Vắt sữa phải có giờ quy định cụ thể mới cho năng suất, khi sữa vắt ra phải đem đi tiêu thụ liền, để quá 1 tiếng sẽ bị nhiễm khuẩn”.  
 Từ đàn bò của trang trại, trung bình mỗi ngày ông lấy được 200 lít sữa với giá bán gần 7 ngàn đồng/lít, hàng năm thu nhập của gia đình đạt khoảng 150 triệu đồng (đã trừ chi phí).
Có được thành quả như vậy, cựu chiến binh Đinh Nam Định cũng đã trải qua những tháng khó khăn. Năm 1982, ông chuyển vào miền Nam, chọn vùng đất xã Châu Pha, huyện Tân Thành lập nghiệp. Ban đầu ông gia đình ông làm rẫy, trồng các loại cây như: ngô, mì, lúa và một số cây lâu năm. Từ năm 1983 đến năm 2008, ông tham gia làm cán bộ xã.  Trong suốt hơn 20 năm làm cán bộ ông từng giữ các vị trí then chốt của xã như Phó chủ tịch, chủ tịch, chủ tịch hội đồng, Phó bí thư Đảng ủy…Năm 2004, Huyện Tân Thành có dự án chăn nuôi bò sữa, huyện đứng ra hỗ trợ cho vay con giống (mỗi hộ vay tối đa 5 con, trị giá mỗi con bò sữa giống từ 21-22 triệu đồng) và kỹ thuật chăn nuôi, nhưng dân không dám thực hiện vì trong thời hạn 3 năm  đã thu hồi vốn trong khi số vốn phải hoàn trả quá lớn so với người nông dân, thêm nữa, lúc đó dân chưa có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa.  Là người đứng đầu vận động nhân dân thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, ông quyết định vừa chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, vừa làm mẫu vận động nhân dân. Ông bỏ ra khoảng 70 triệu xây dựng chuồng trại, trồng gần 1ha cỏ, nuôi 5 con bò giống. Những năm đầu khó khăn do thiếu kinh nghiệm, giá sữa thấp, giá thức ăn cao nên thu nhập chỉ huề vốn hoặc lỗ. Năm 2007, giá sữa bắt đầu tăng cao, giá thức ăn cũng cân đối, lại có thị trường tiêu thụ ổn định tại trạm sữa An Phước-Long Thành (tỉnh Đồng Nai) nên kinh tế gia đình ông từ đó cũng bắt đầu phát triển. Về kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, ông Định cho biết:

(Trích băng ghi âm…)

Xã châu Pha biết đến gia đình cựu chiến binh Đinh Nam Định không chỉ bởi ông là một trong những gương cựu chiến binh sản xuất giỏi  mà ông còn được coi là  người “khơi nguồn” cho phong trào nuôi bò sữa ở xã. Những ngày đầu ông đứng ra vận động chỉ có 5 hộ gia đình trong thôn nuôi bò sữa. Đến nay, mô hình nuôi bò sữa đã phát triển rộng toàn xã, với 18 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Một trong những ưu điểm của mô hình chăn nuôi bò sữa là người nông dân có thu nhập hàng ngày, cải thiện đời sống.
 













1 nhận xét: